Danh sách phân loại gỗ theo 8 nhóm gỗ tiêu chuẩn Việt Nam

bởi | Th9 8, 2021

Tại Việt Nam chúng ta hiện có 8 nhóm gỗ chính được áp dụng theo “BẢNG PHÂN CHIA NHÓM GỖ TẠM THỜI” do Bộ Lâm nghiệp ban hành. Văn bản này kèm theo quyết định số 1298-CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977. Hiện nay tài nguyên rừng cũng như hoàn cảnh kinh tế nước ta đã có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên sau 30 năm văn bản này vẫn chưa có 1 văn bản hay nghị định nào mới thay thế. Do đó bảng phân chia nhóm gỗ này vẫn còn hiệu lực cũng như có giá trị áp dụng đến hiện tại. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau khi áp dụng nhé.

  • Việc quản lý rừng, cấm khai thác tài nguyên phải theo QĐ trên của Bộ Lâm nghiệp (sau này có bổ sung thêm 1 số loại gỗ).
  • Còn các loại gỗ sử dụng trong các công trình xây dựng bắt buộc phải áp dụng các quy định về nhóm gỗ theo TCVN 1072:1971.

Bảng danh mục nhóm gỗ Việt Nam hiện có 8 nhóm ban đầu gồm 354 loài cây gỗ. Năm 1988 Bộ Lâm nghiệp ra Quyết định số 334/CNR ngày 10 – 5 -1 988. Về việc điều chỉnh việc xếp hạng gỗ cho 4 loại gỗ và năm 1997. Thì Bộ NN & PTNT có Quyết định số 3341/NN-PTLN/QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1997 tạm thời xếp bổ sung thêm 8 loại gỗ vào bảng phân 8 nhóm gỗ hiện hành. Lúc này thì bảng danh mục nhóm gỗ nâng lên tổng số loại gỗ lên là 362 loại.

Mặc dù các sản phẩm, vật liệu thay thế cho các dòng gỗ tự nhiên ngày nay thì nhiều vô kể. Nhưng gỗ tự nhiên vẫn được sử dụng rộng rãi và không mất đi vị thế vốn có của nó. Một khi cân nhắc chọn gỗ đóng nội thất, các bạn rất phân vân nguồn gốc, gỗ mình định đóng là gỗ nhóm mấy?  Đây là thắc mắc chung, các bạn có thể theo dõi thông tin bên dưới.

1. Danh mục các loại gỗ nhóm 1

Gỗ nhóm 1 là những dòng gỗ rất nặng, cấp cường độ A. Chúng có độ bền trong điều kiện tự nhiên rất tốt. Có khả năng sử dụng vào các công trình xây dựng lâu dài, làm khung tầu thuyền, cầu, những bộ phận cần chịu lực lớn. Nếu gỗ có tỷ trọng nhỏ hơn, thì phải đáp ứng được yêu cầu về đặc tính tự nhiên khác của nhóm. Đó là vân gỗ đẹp, có giá trị kinh tế cao.

Stt Tên gỗ Tên khoa học
1 Bàng lang cườm Lagerstroemia angustifolia Pierre
2 Cẩm lai Dalbergia Oliveii Gamble
3 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis Pierre
4 Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis Pierre
5 Cẩm liên Pantacme siamensis Kurz
6 Cẩm thị Diospyros siamentsis Warb
7 Dáng hương Pterocarpus pedatus Pierre
8 Dáng hương căm-bốt Pterocarpus cambodianus Pierre
9 Dáng hương mắt chim Pterocarpus indicus wild
10 Dáng hương quả lớn Pterocarpus macrocarpus Jurz
11 Du sam Keteleeria davidiana Bertris Beissn
12 Du sam Cao Bằng Keteleeria calcaria Ching
13 Gỗ gõ đỏ Pahudia cochinchinensis Pierre
14 gụ Sindora maritima Pierre
15 Gụ mặt Sindora cochinchinensis Baill
16 Gụ lau Sindor tonkinensis A.Chev
17 Hoàng đàn Cupressus funebris Endl
18 Huệ mộc Dalbergia sản phẩm
19 Huỳnh đường Disoxylon loureiri Pierre
20 Hương tía Pterocarpus sản phẩm
21 Lát hoa Chukrasia tabularis A.Juss
22 Lát da đồng Chukrasia sp
23 Lát chun Chukrasia sp
24 Lát xanh Chukrasia var.quadrivalvis Pell
25 Lát lông Chukrasia var. velutina King
26 Mạy lay Sideroxylon eburneum A.Chev
27 Mun sừng Diospyros mun H.Lec
28 Mun sọc Diospyros sp
29 Muồng đen (gỗ chiu liu) Cassia siamea lamk
30 Pơ mu Fokienia hodginsii A.Henry et thomas
31 Samu dầu Cunninghamia konishii Hayata
32 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre
33 Sưa Dalbergia tonkinensis Prain
34 Thông ré Ducampopinus krempfii H.Lec
35 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don
36 Trai (nam bộ) Fugraea fragrans Roxb.
37 Trắc Nam bộ Dalbergia cochinchinensis Pierre
38 Trắc đen Dalbergia nigra Allen
39 Trắc căm bốt Dalbergia cambodiana Pierre
40 Trầm hương Aquilaria Agallocha Roxb.
41 Trắc vàng Dalbergia fusca Pierre

2. Danh muc các loại gỗ nhóm 2 và 2a

Gỗ nhóm 2 là những dòng gỗ nặng với cấp độ cứng cường độ B, độ bền uốn va đập cao. Đều là những dòng gỗ có độ bền trong điều kiện tự nhiên tốt. Khả năng gia công, phơi, sấy và bảo quản dễ. Thích hợp với công nghiệp đóng tàu thuyền, sử dụng trong các công trình xây dựng có khả năng chịu lực và bền chắc. Nếu gỗ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên thì phải thích hợp nhất cho đóng vỏ tàu thuyền, đồ mộc chạm trổ. Ngoài ra đây cũng là dòng gỗ có giá trị kinh tế cao. Sau này nhóm 2 có bổ sung thêm 1 số gỗ mới. Và được đặt tên là nhóm gỗ 2A hoặc nhóm IIA. Các loại gỗ nhóm 2a có tính chất như gỗ nhóm 2 thông thường.

STT Tên Gỗ Tên khoa học
1 Gỗ căm xe Xilya dolabriformis Benth
2 Da đá Xilya kerrii Craib et Hutchin
3 Dầu đen Dipterocarpus sp
4 Dinh Markhamia stipulata Seem
5 Dinh gan gà Markhamia sp.
6 Dinh khét Radermachera alata P.Dop
7 Dinh mật Spuchodeopsis collignonii P.Dop
8 Dinh thối Hexaneurocarpon briletii P.Dop
9 Dinh vàng Haplophragma serratum P.Dop
10 Dinh vàng hòa bình Haplopharagma hoabiensis P.Dop
11 Dinh xanh Radermachera alata P.Dop
12 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv.
13 Nghiến Parapentace tonkinensis Gagnep
14 Kiền kiền Hopea pierrie Hance
15 Săng đào Hopea ferrea Pierre
16 Sao xanh Homalium caryophyllaceum Benth
17 Sến mật Fassia pasquieri H.Lec
18 Sến cát Fosree cochinchinensis PierreVatica tonkinensis A.chev.
19 Sến trắng Vatica thorelii Pierre
20 Táu mạt Vatica philastreama Pierre
21 Táu núi Hopea sp
22 Táu nước Garcimia fagraceides A.Chev.
23 Táu mắt quỷ Dialium cochinchinensis Pierre
24 Trai ly Mesua ferrea Linn
25 Xoay Không có
26 Vấp Không có

 

3. Danh mục các loại gỗ nhóm 3

Gỗ nhóm 3 là dòng gỗ nặng trung bình, cấp cường độ C. Độ bền uốn va đập, độ bền tự nhiên và hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công, hong sấy và bảo quản dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không đòi hỏi chất lượng cao. Thích hợp với công nghiệp bóc và lạng, đồ mộc thông dụng.

STT Tên gỗ Tên Khoa học
1 Bằng lang nước Lagerstroemia flos reginae Retz
2 Bằng lang tía Lagerstroemia loudony taijm
3 Bình linh Vitex pubescens Vahl.
4 Cà chắc Shorea Obtusa Wall
5 Cà ổi Castanopsis indica A.DC.
6 Chai Shirea vulgaris Pierre
7 Chò chỉ Parashorea stellata Kury
8 Chò chai Shorea thorelii Pierre
9 Chua Khét Chukrasia sp
10 Chự Litsea longipes Meissn
11 Chiêu liêu xanh Terminalia chebula RetzHeritiera cochinchinensis Kost
12 Dâu vàng chukrasia sp
13 Huỳnh Vatica dyery King
14 Lát khét Pterocarpus sp
15 Lau táu Actinodaphne sinensis Benth
16 Loại thụ Lagerstroemia tomentosa Presl
17 Re mit Tepana odorata Roxb
18 Săng lẻ Hopea hainanensis Merr et chunTchtona grandis Linn
19 Sao đen Paviesia anamonsis
2021 Sao hải namTếch Nephelium chryseum
22 Trường mật Shorea hypochra Hance
23 Trường chua Không có
24 Vên vên vàng Không có

4. Danh mục các loại gỗ nhóm 4 

Gỗ nhóm 4 là loại gỗ nhẹ, cấp cường độ D. Độ bền uốn va đập từ trung bình đến thấp và độ bền tự nhiên kém. Hệ số co rút nhỏ đến trung bình. Khả năng gia công dễ, phơi sấy và bảo quản không dễ. Thích hợp cho công trình xây dựng không kiên cố. Thích hợp với những yêu cầu làm ván khuôn; làm tà vẹt, gỗ chống lò nhưng phải xử lý bảo quản. Một số loại gỗ dùng làm văn phòng phẩm hoặc ván vỏ của thuyền loại nhỏ đi sông.

STT Tên gỗ Tên khoa học
1 Bời lời Litsea laucilimba
2 Bời lời vàng Litsea Vang H.Lec
3 Cá duối Cyanodaphne cuneata Bl
4 Chặc khế Disoxylon traslucidum Pierre
5 Chau chau Elacorarpus tomentorus DC
6 Dầu mít Dipterocarpus artocarpifolius Pierre
7 Dầu lông Dipterocarpus sp
8 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre
9 Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius Teysm
10 Gội nếp Aglaia gigantea Pellegrin
11 Gội trung bộ Aglaia annamentsis Pelligrin
12 gội dầu Aphanamixis polystachia
13 Giỏi J.Vn.Parkr
14 Hà nu Talauma giổi A.Chev
1516 Hổng tùngKim giao Ixonanthes cochinchinensis Pierre
17 Kháo tía Darydium pierrei HickelPodocarpus Wallichianus Presl
18 Kháo dầu Machilus odoraissima Nees
19 Long não Noghophoebe sp.
20 Mít Cinamomum camphora Nees
21 Mỡ Artocarpus integrifolia Linn
22 Re hương Manglietia glauca Anet
23 Re xanh Cinamomum parhennoxylonMeissn
24 Re đỏ Cinamomum tonkinensis Pitard
25 Re gừng Cinamomum tetragonum A.Chev.
26 Sến bo bo Litsea annanensis H.Lec
27 Sến đỏ Shorea hypochra Hance
28 Sụ Shorea harmandi Pierre
29 So do Công Phoebe cuneata Bl
30 Thông ba lá Brownlowia denysiana Pierre
31 Thông nàng Pinus khasya Royle
32 Vàng tâm Podocarpus imbricatus Bl
33 Vên vên Manglietia fordiana Oliv.

5. Danh mục các loại gỗ nhóm 5

Gỗ nhóm 5 là loại nhóm gỗ rất nhẹ, cấp cường độ E. Độ bền uốn va đập rất thấp. Độ bền trong điều kiện tự nhiên rất kém. Thích hợp cho công trình xây dựng không yêu cầu chịu lực, làm bao bì hoặc ván khuôn. Nếu gỗ nặng hơn tiêu chuẩn của nhóm thì là gỗ của những loại cây gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp. Hoặc rất khó gia công, khó phơi, sấy, khó bảo quản, loài cây gỗ có nhiều khuyết tật.

Stt Tên gỗ Tên khoa học
1 Bản xe Albizzia lucida Benth
2 Bời lời giấy Litsea polyantha Juss
3 Ca bu Pleurostylla oppposita merr. et Mat
4 Chò lông Dipterocarpus pilosus Roxb
5 Chò xanh Terminalia myriocarpa Henrila
6 Chò xót Schima crenata Korth
7 Chôm chôm Nephenlium bassacense Pierre
8 Chùm bao Hydnocarpus anthelminthica Pierre
9 Cồng tía Callophyllum saigonensis Pierre
10 Cồng trắng Callophyllum dryobalanoides Pierre
11 Cồng chìm Callophyllum sp.
12 Dải ngựa Swietenia mahogani Jaco
13 Dầu Dipterocarpus sp.
14 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb.
15 Dầu chai Dipterocarpus intricatus Dyer
16 Dầu đỏ Dipterocarpus duperreanus Pierre
17 Dầu nước Dipterocarpusjourdanii Pierre
18 Dầu sơn Dipterocarpus tugerculata Roxb.
19 Giẻ gai Castanopsis tonkinensis Seen
20 Giẻ gai hạt nhỏ Castanopsis chinensis Hance
21 Ghẻ thơm Quercus sp.
22 Giẻ cau Quercus platycalyx Hickel et camus
23 Giẻ cuống Quercus chrysocalyz Hickel et camus
24 Giẻ đen Castanopsis sp.
25 Giẻ đỏ Lithocarpus ducampii Hickel et A.camus
26 Gỉe mỡ gà Castanopsis echidnocarpa A.DC
27 Ghẻ xanhGiẻ sồi Lithocarpus pseudosundaica (Kickel et A. Camus) Camus
28 Giẻ đề xi Lithocarpus tubulosa Camus
29 Gội tẻ Castanopsis brevispinula Hickel et camus
30 Hoàng linh Aglaia sp.
31 Kháo mặt Peltophorum dasyrachis Kyrz
32 Cinamomum sp
33 Kè đuôi dông Nephelium sp
34 Kẹn Makhamie cauda-felina Craib
35 Lim vang Aesculus chinensis Bunge
36 Lõi thọ Peltophorum tonkinensis Pierre
37 Muồng Gmelina arborea Roxb.
38 Muồng gân Cassia sp
39 Mò gỗ Cassia sp
40 Mạ sưa Cryptocarya obtusifolia Merr
41 Nang Helicia cochinchinensis Lour
42 Nhãn rừng Alangium ridley king
43 Phi lao Nepphelium sp
44 Re bàu Casuarina equisetifolia Forst.
45 Sa mộc Cinamomum borusifolum nees
46 Sau sau Cunninghamia chinensis R.Br
47 Săng táu Liquidambar formosana hanceXanthophyllum colbrinum Gagnep
48 Săng đá Lophopetalum duperreanum Pierre
49 Săng trắng Lithocarpus cornea Rehd
50 Sồi đá Celtis australis persoon
51 Sếu Cratoxylon formosum B.et H.
52 Thành ngạnh Eugenia chalos Ganep
53 Tràm sừng Sysygium sp
54 Tràm tía Acer decandrum Nerrill
55 Thíc Nephelium lappaceum Linh
56 Thiều rừng Pinusmassonisca Lamert
57 Thông đuôi ngựa Pinusmerkusii J et Viers
58 Thông nhựa Altmgia takhtadinanii V.T.Thai
59 Tô hạp điện biên Mischocarpus sp
60 Vải guốc Nauclea purpurea Roxb.
61 Vàng kiêng Careya sphaerica Roxb.
62 Vừng Khaya senegalensis A.Juss
63 Gỗ xà cừ Mangifera indica Linn.
64 Xoài Không có

6. Danh mục các loại gỗ nhóm 6

Gỗ nhóm 6 là nhóm các loại gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém. Chúng rất dễ bị mối mọt và sức chịu đựng ngoài tự nhiên kém. Tuy nhiên các loại gỗ nhóm 6 lại rất dễ chế biến.

STT Tên gỗ Tên khoa học
1 Ba khía Cophepetalum wallichi Kurz
2 Bạch đàn chanh Eucalyptus citriodora Bailey
3 Bạch đàn đỏ Eucalyptus robusta Sm.
4 Bạch đàn liễu Eucalyptus tereticornis Sm.
5 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Deh.
6 Bứa lá thuôn Garcinia oblorgifolia Champ
7 Bứa nhà Garcinia loureiri Pierre
8 Bứa núi Garcinia Oliveri Pierre
9 Bồ kết giả Albizzia lebbeckoides Benth
10 Cáng lò Butula alnoides Halmilton
11 Cầy Ivringia malayana Oliver
12 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis hance
13 Chiêu liêu Terminalia chebula Roxb.Dipterocarpus tonkinensis A.Chev
14 Chò nếp Anogeissus acuminata Wall
15 Chò nâu Platanus Kerrii
16 Chò nhai Cerlops divers
17 Chò ổi Rhizophora conjugata Linh
18 Da Cinamomum iners Reinw
19 Đước Actiondaphne sp.
20 Hậu phát Symplocos ferruginea
21 Kháo chuông Machilus sp.
22 Kháo Machilus bonii H.Lec
23 Kháo thối Averrhao carambola Linn.
24 Kháo vàng Pterospermum diversifolium blume
25 Khế Pterospermum truncatolobatum GagnepStrychosos nux – Vomica Linn.
26 Lòng mang Knemaconferta var tonkinensis Warbg.
27 Mang kiêng Pranus triflora
28 Mã nhâm Avicenia officinalis Linn.
29 Mã tiền Eberhardtia tonkinensis H.Lec.
30 Máu chớ Artocarpus asperula Gagret
31 Mận rừng Callophyllum inophyllum Linn.
32 Mắm Mangifera foetida Lour.
33 Mắc niễng Diospyros erientha champ
34 Mít nài Bischofia trifolia Bl.
35 Mù u Holoptelea integrifolia Pl
36 Muỗm Duabanga sonneratioides Ham.
37 Nhọ nồi Doliohandrone rheedii Seen
38 Nhội Cinamomum cassia Bl.
39 Nọng heo Cinamomum Zeylacicum Nees
40 Phay Ormosia pinnata
41 Quao Ormosia balansae Drake
42 Quế Ormosia sp
43 Quế xây lan Ormosia sp.
44 Ràng ràng đá Cinamomum albiflorum Nees
45 Ràng ràng mít Sapindus oocarpus Radlk
46 Ràng rằng mặt Dracontomelum duperreanum Pierre
47 Ràng ràng tía Sandorium indicum Cav.
48 Re Castanopsis fissa Rehd et Wils
49 Sâng Quercus resinifera A.Chev.
50 Sấu Castanopsis sp
51 Sấu tía Ehretia acuminata R.Br
52 Sồi Canarium sp
53 Sồi phăng Melaleuca leucadendron Linn.
54 Sồi vàng mép Alagium Chinensis Harms
55 Săng bóp Evodia meliaefolia Benth
56 Trám hồng Diospyros rubra H.Lec
57 Tràm Schima Wallichii Choisy
58 Thôi ba Dalbenga sp.
59 Thôi chanh Machilus trijuga
60 Thị rừng Schima superba Gard et Champ.
61 Trín Cinamomum balancae H.Lec
62 Vẫy ốc Melia azedarach Linn.
63 Vàng rè Spondias mangifera Wied.
64 Vối thuốc Pygeum arboreum Endl. et Kurz
65 Vù h ương Toona febrifuga Roen
66 Xoan ta Canthium didynum Roxb.
67 Xoan nhừ Không có
68 Xoan đào Prunus arborea
69 Xoan mộc Prunus arborea
70 Xương cá Không có

 

7. Danh mục các loại gỗ nhóm 7

Gỗ nhóm 7 là nhóm các loại gỗ có tỷ trọng rất nhẹ. Chúng có sức chịu lực và sức chống mối mọt kém. Các dòng gỗ nhóm 7 thường có ít ứng dụng trong các ngành chế biến nội ngoại thất.

STT Tên gỗ Tên khoa học
1 Cao su Hevea brasilliensis Pohl
2 Cả lồ Caryodapnnopsis tonkinensis
3 Cám Parinarium aunamensis Hance
4 Choai Terminalia bellirica roxb
5 Chân chim Vitex parviflora Juss
6 Côm lá bạc Elaeocarpus nitentifolius Merr
7 Côm tầng Elaeocarpus dubius A.D.C
8 Dung nam Symplocos cochinchinensis Moore
9 Gáo vàng Adina sessifolia Hook
10 Giẻ bộp Castanopsis lecomtei Hickel et Camus
11 Giẻ trắng Quercus poilanei Hickel et Camus
12 Hồng rừng Diospyros Kaki Linn
13 Hoàng mang lá to Pterospermum lancaefolium Roxb
14 Hồng quân Flacourtia cataphracta Roxb
15 Lành ngạnh hôi Cratoxylon ligustrinum BI
16 Lọng bàng Dillenia heterosepala Finetet Gagnep
17 Lõi khoai
18 Me Tamarindus indica Linn
19 Lysidica rhodostegia Hance
20 Vitex glabrata R. Br
21 Mò cua Alstonia scholari R.Br
22 Ngát Gironiera subaequelis Planch
23 Phay vi Sarcocephalus orientalis Merr
24 Phổi bò Meliosma angustifolia Merr
25 Rù rì Calophyllum balansae Pitard
26 Răng vi Carallia sp
27 Săng máu Horfieldia amygdalina Warbg
28 Sảng Sterculia lanceolata Cavan
29 Sâng mây
30 Sở bà Dillenia pantagyna Roxb
31 Sổ con quay Dillenia turbinata Gagnep
32 Sồi bộp Lithocarpus fissus Ocsted Var.
33 Sồi trắng Pasania hemiphaerica Hicket et Camus
34 Sui Antiaris toxicaria Lesch
35 Trám đen Canarium nigrum Engl
36 Trám trắng Canarium albrun Racusch
37 Táu muối Vatica fleuxyana tardieu
38 Thung Tetrameles nudiflora R.Br
39 Tai nghé Hymenodictyon excelsum Wall
40 Thừng mực Wrightia annamensis
41 Thản mát Melettia ichthyochtona Drake
42 Thầu tấu Aporosa Microcalyx Hassh
43 Ưởi Storeulia lychnophlara Hance
44 Vang trứng Endospermum sinensis Benth
45 Vàng anh Sacara divers
46 Xoan tây Delonix regia

8. Danh mục các loại gỗ nhóm 8

Gỗ nhóm 8 là nhóm các loại gỗ rất nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao. Hầu như các loại gỗ thuộc nhóm 8 không có ứng dụng nhiều trong ngành chế biến gỗ.

STT Tên gỗ Tên khoa học
1 Ba bét Mallotus cochinchinensis Luor
2 Ba soi Macaranga denticulata Muell-Arg
3 Bay thưa Sterculia thorelii Pierre
4 Bồ đề Styrax tonkinensis Pierre
5 Bồ hòn Sapindus mukorossi Gaertn
6 Bồ kết Gleditschia sinensis. Lam
7 Bông bạc Vernomia arboera Ham.
8 Bộp Ficus Championi
9 Bo Sterculia colorata Roxb
10 Bung bí Capparis grands
11 Chay Artocarpus tonkinensis A.Chev
12 Cóc Spondiaspinata Kurz
13 Cơi Pterocarya tonkinensis Dode
14 Dâu da bắc Allospondias tonkinensis
15 Dâu da xoan Allospondias lakonensis Stapf
16 Dung giấy Symplocos laurina Wall
17 Dàng Scheffera octophylla Hams
18 Duối rừng Coclodiscus musicatus
19 Đề Ficus rigiliosa Linn
20 Đỏ ngọn Cratoxylon prunifolium Kurz
21 Gáo Adina polycephala Benth
22 Gạo Bombax malabaricum D.C
23 Gòn Eriodendron anfractuosum D.C
24 Gioi Eugenia jambos Linn
25 Hu Mallotus apelta Muell.Arg
26 Hu lông Mallotus barbatus Muell.Arg
27 Hu đay Trema orientalis Bl
28 Hu đay Trema orientalis Bl
29 Lai rừng Aluerites moluccana Wild
30 Lai Aluerites fordii Hemsl
31 Lôi Crypeteronia paniculata
32 Mán đĩa Pithecolobium clyperia var acumianata Gagnep
33 Mán đĩa trâu Pithecolobium lucidum benth
34 Mốp Alstonia spathulata Blume
35 Muồng trắng Zenia insignis chun
36 Muồng gai Cassia arabica
37 Nóng Sideroxylon sp
38 Núc nắc Oroxylum indicum Vent
39 Ngọc lan tây Cananga odorata Hook et Thor
40 Sung Ficus racemosa
41 Sồi bấc Sapium discolor Muell.Arg
42 So đũa Sesbania paludosa
43 Sang nước Heynea trijuga Roxb
44 Thanh thất Ailanthus malabarica D.C
45 Trẩu Aleurites montara wild
46 Tung trắng Heteropanax fragans Hem
47 Trôm Sterculia sp
48 Vông Erythrina indica Lam

 

Thông tin lịch sử tham khảo bảng phân chia nhóm gỗ:

Ngày 21 tháng 10 năm 1921, chính quyền thực dân Pháp ra Nghị định số 2657 quy định việc phân hạng gỗ ở Việt Nam, chủ yếu cho gỗ tròn và gỗ xẻ hoặc đẽo vuông. Tiêu chuẩn đặt ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thị hiếu của người tiêu dùng, không dựa trên cơ sở khoa học. Theo đó, gỗ được chia thành 5 hạng nhỏ đó là:

  • Hạng gỗ quý: gồm 11 loại.
  • Hạng nhất: gồm 17 loại.
  • Hạng nhì: 28 loại.
  • Hạng ba: 37 loại.
  • Hạng tư: tất cả những loại gỗ còn lại chưa được xếp vào các hạng trên.

Ngày 1 tháng 3 năm 1957, Bộ Nông Lâm – Tài chính ra Nghị định số 4 ND/LB quy định về phân hạng gỗ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp ở miền Bắc nước ta. Vấn đề tiết kiệm gỗ, tận dụng mọi khả năng tài nguyên gỗ để đáp ứng nhu cầu của kinh tế xã hội có tầm quan trọng hết sức to lớn. Tiêu chuẩn phân hạng đã căn cứ vào mục đích sử dụng, trữ lượng rừng, khả năng cung cấp của ngành khai thác cùng với các yếu tố: cấu tạo gỗ, tính chất cơ vật lý, độ bền tự nhiên và khả năng gia công của gỗ. Theo đó gỗ nước ta được phân chia thành 8 hạng.

Ngày 26 tháng 4 năm 1960 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 10-CP quy định chế độ tiết kiệm gỗ. Căn cứ theo Nghị định 10-CP, ngày 9 tháng 8 năm 1960 Tổng cục Lâm nghiệp. Lcu1 này đã ra Quyết định số 42-QĐ ban hành “Bảng phân loại 8 nhóm gỗ” gồm một danh lục với 210 loại gỗ. Căn cứ để phân nhóm gỗ là phân chia gỗ thành nhóm theo cường độ và khả năng sử dụng. Trong đó khối lượng thể tích đóng một vai trò quan trọng (L.J. Harzmann, 1988). Tuy vậy, trong thực tế thì khả năng sử dụng và độ bền tự nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đến việc xử lý xếp nhóm. Cho nên nhiều loại gỗ trong các nhóm không tuân theo tiêu chuẩn về cường độ của nhóm.

Ngày 26-11-1977, Bộ Lâm nghiệp ra Quyết định số 2198- CNR ban hành “Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước” trên cơ sở “… xếp các loại gỗ sử dụng ở các tỉnh phía Nam và Bảng phân loại 8 nhóm gỗ . Ban hành kèm theo Quyết định số 42-QĐ ngày 9/8/1960 của Tổng cục Lâm nghiệp để tạm thời thống nhất việc phân loại gỗ sử dụng trong cả nước.

Bảng 8 nhóm ban đầu gồm 354 loài cây gỗ. Năm 1988, Bộ Lâm nghiệp ra Quyết định số 334/CNR ngày 10- 5-1988. Về việc điều chỉnh việc xếp hạng gỗ cho 4 loại gỗ và năm 1997, Bộ NN & PTNT có Quyết định số 3341/NN-PTLN/QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1997. Về tạm thời xếp bổ sung thêm 8 loại gỗ vào bảng phân 8 nhóm gỗ hiện hành, nâng tổng số loại gỗ lên 362.

Bài liên quan