Gỗ hương là cái tên khá quen thuộc trên thị trường đồ gỗ nội thất hiện nay. Hiện nay chưa có một tài liệu chính thức nào nói về cách phân loại của gỗ hương. Vì thế các tên gọi của gỗ hương rất đa dạng khi được nhắc đến. Bài viết dưới đây chúng tôi cùng bạn đi tìm hiểu về gỗ hương là gì nhé. Cùng tìm hiểu xem loại gỗ hương này có gì khác biệt, tính chất, giá bán ra sao.
1. Gỗ hương là gì
Trong Tiếng Anh loài gỗ hương này có nhiều tên gọi khác nhau như: Barwood, Corail, Padouk hay Mbel. Loài gỗ này thuộc họ Đậu, chúng được liệt kê vào nhóm I trong thế giới các loài gỗ quý.
Cây gỗ hương thường mọc và trồng nhiều tại khu vực rừng Nam Phi, Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ. Ở khu vực Đông Nam Á có Việt Nam, Campuchia, Lào là 3 nước có sản lượng loài gỗ này lớn nhất. Hiện nay, ở nước ta đang phát triển hệ thống trồng loài gỗ này tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tuỳ vào mỗi vùng miền mà tên gọi gỗ hương cũng có sự khác nhau. Chúng còn có tên gọi khác là gỗ giáng hương, hương ta, hương nghệ, hương đá, hương đỏ, hương xoàn, đinh hương… Thân của loài gỗ hương thường có chiều cao trung bình khoảng 15m – 30m, cây trưởng thành có thể lên tới 45m.
2. Gỗ hương thuộc nhóm mấy
Theo bảng phân chia nhóm gỗ Việt Nam của bộ Lâm Nghiệp chúng ta thì gỗ hương thuộc gỗ nhóm I (nhóm 1). Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là tập hợp những loại gỗ quý có giá trị kinh tế rất cao và khan hiếm. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ được xếp trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm. Các loại gỗ trong nhóm này hay thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm…
3. Gỗ hương có mấy loại
Như chúng ta đã biết thì cây gỗ hương có rất nhiều loại trên thị trường hiện nay. Vậy cách nhận biết các loại gỗ hương nhờ những đặc điểm khác nhau nào giữa chúng ra sao. Và có bao nhiêu loại gỗ hương được khai thác chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
3.1 Gỗ hương ta (gỗ hương Việt)
Gỗ hương ta hay còn gọi là gỗ hương Việt hoặc đôi khi được gọi là gỗ dáng hương và đinh hương. Với các xưởng mộc thì đây có thể nói là loại gỗ đắt nhất hiện nay. Bởi vì nó có vân gỗ đẹp và rất quý hiếm. Việt Nam đã cấm khai thác gỗ hương đỏ cho nên trên thị trường còn khá ít chủ yếu là gốc hoặc rễ của cây. Vẫn còn một vài loại gỗ hương Việt Nam nguyên tấm nhưng quy cách nhỏ, hàng trôi nổi.
3.2 Gỗ hương Lào
Gỗ hương Lào được đưa vào những loại thực vật quý hiếm cấm khai thác. Thế nên trên thị trường gỗ ngày nay, gỗ hương lại được nhập khẩu từ Lào và Campuchia. Đây là các quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cho nên thực vật ở 3 nước Đông Dương khá là giống nhau. Chính vì vậy, về cơ bản gỗ hương Lào và gỗ hương Campuchia cũng không khác gỗ của nước ta là mấy.
3.3 Gỗ hương đỏ Nam Phi
Gỗ hương đỏ Nam Phi (châu Phi) hay còn gọi là gỗ hương huyết Nam Phi, gỗ hương padouk hoặc gỗ hương đỏ Nam Phi. Chúng có mùi thơm rất nhẹ khi mới cắt và để thời gian lâu sẽ bị bay mùi. Mùi của chúng không có sự bền mùi hương như gỗ hương ta hay gỗ hương lào, gỗ hương campuchia. Khi mới cắt gỗ thì loại gỗ này có màu đỏ tươi như máu, nhưng để lâu sẽ trở thành màu cánh gián hơi đậm.
3.4 Gỗ hương vân
Loại gỗ hương vân Nam phi có tên gọi khác là gỗ hương xám hay gỗ hương kosso. Chúng có màu vàng giống như màu của củ nghệ. Chính vì vậy còn được các thợ mộc gọi với tên là gỗ hương nghệ hoặc hương chua, thối. Bởi vì lúc mới cắt gỗ tỏa ra mùi khá khó chịu giống với thức ăn để lâu bị lên men. Loại gỗ này có màu sắc rất đều, vân đậm cà chất liệu chắc.
3.5 Gỗ hương đá
Gọi là gỗ hương đá bởi loại gỗ này chất liệu gỗ hương này cứng y như đá vậy. Vân của gỗ hương đá có màu hồng rất nét. Lớp bên ngoài của gỗ thường có màu vàng cam hơi nhạt, càng xem trong phần lõi của gỗ hương đá càng thấy gỗ có màu sẫm hơn. Gỗ hương đá đặc biệt phù hợp với những ai thích gỗ cso màu sáng hơn một chút. Và sau quá trình sử dụng hương đá lên màu sẽ càng đẹp mắt hơn.
3.6 Gỗ hương Nam Mỹ
Gỗ hương Nam Mỹ là dòng gỗ óc nguồn gốc xuất xứ từ rừng amazon Nam Mỹ. Đây là loại gỗ có giá trị về mặt kinh tế thấp nhất trong các loại gỗ. Để nhận biết gỗ hương Nam Mỹ rất đơn giản. Tom gỗ rất to nhưng ít vân gỗ, khi cắt ra khá nhiều mùn gỗ, gía thành rẻ thường dùng làm ván sàn là chủ yếu.
Như vậy tại Việt Nam có khoảng 6 loại gỗ hương được khai thác và sử dụng. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng đều là những loại gỗ cực kỳ giá trị. Nếu bạn cần đóng nội thất từ dòng gỗ này hãy gọi chúng tôi để tư vấn kỹ hơn về các loại gỗ này. Bởi vì trong khuôn khổ 1 bài viết không thể nào truyền tải hết, chúng tôi sẽ tiếp tục với những mục quan trọng hơn bên dưới.
Hình ảnh gỗ hương đỏ nhập khẩu
4. Cách nhận biết gỗ hương
Cách dân gian để nhận biết gỗ hương đó là: Ông cha ta thường dùng để nhận biết Gỗ Hương là ngâm Gỗ Hương vào nước vì khi ngâm , nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè. Đó chính là gỗ hương thực sự, nhưng cách này thường áp dụng đối với gỗ hương lào, gỗ hương ta và gỗ hương campuchia.
Đối với các dòng gỗ hương nhập khẩu như hương đỏ nam phi, hương đá, hương vân hay gỗ hương nam mỹ; thì dùng cách nhận gỗ hương biết bằng mắt thường mà chúng tôi đã cung cấp hình ảnh và đặc điểm ở trên.
5. Giá của gỗ hương bao nhiêu tiền 1 khối
- Giá gỗ hương Việt, gỗ hương ta: giá 40.000.000 vnđ – 45.000.000 vnđ/m3.
- Giá gỗ hương Lào, hương campuchia: giá 40.000.000 vnđ – 45.000.000 vnđ/m3.
- Giá gỗ hương vân Nam Phi: giá 28.000.000 vnđ – 30.000.000 vnđ/m3.
- Giá gỗ hương huyết: giá từ 25.000.000 vnđ – 30.000.000 vnđ/m3.
- Giá gỗ hương Nam Mỹ: giá từ 20.000.000 vnđ – 25.000.000 vnđ/m3.
- Giá gỗ hương đá: giá từ 26.000.000 vnđ – 32.000.000 vnđ/m3
Thuộc dòng gỗ hương và được xếp vào hàng gỗ cao cấp hiện nay, gỗ hương thừa hưởng những ưu điểm mà mọi loại gỗ hương đều có. Đó là bền chắc, phách gỗ láng mịnh và có hương thơm. Bề mặt gỗ tốt rất khó bị mối mọt dù có sử dụng qua nhiều năm. Hương được dùng để làm bàn ghế, giường ngủ, tủ áo hay vật phẩm phong thủy… đều đạt đến độ thẩm mỹ và chất lượng tuyệt đối. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm nếu lựa chọn những sản phẩm từ gỗ vân hương chính hiệu. Thứ nhất chúng mang tới hơi thở thiên nhiên bởi sự mộc mạc và thứ hai là qua mùi hương đặc biệt.
6. Ứng dụng của gỗ hương trong nội thất
6.1 Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ
ân gỗ hương rất sắc nét, uốn lượn theo nhiều hình dáng khác nhau góp phần tạo nên những sản phẩm đồ nội thất cuốn hút. Ngoài ra, gốc gỗ hương cũng là bộ phận được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất. Một số sản phẩm nổi bật được làm bằng gốc loài gỗ này phải kể tới như: bàn ghế, tượng điêu khắc, Phúc Lộc Thọ,….
6.2 Đóng các vật dụng nội thất
Gỗ hương sở hữu đường vân đẹp, mùi hương quyến rũ cùng ưu điểm như không dễ bị mối mọt, ẩm mốc. Chính vì vậy mà nội thất được làm từ loại gỗ này giúp bảo quản quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ, bền bỉ với thời gian.
Một số gia chủ có điều kiện thường đóng những mẫu cửa phòng đẹp theo kiểu chạm khắc đẹp, hay giường ngủ luis… bằng gỗ dáng hương tuyệt đẹp. Đóng nội thất từ gỗ hương đòi hỏi nguyên liệu phải chọn kỹ, mặt phải đẹp và liền lạc không được phép chắp vá. Là đơn vị sản xuất và thi công nội thất gỗ hương lâu năm, quý khách hãy gọi ngay Hotline để chúng tôi tư vấn nhé!